Các mô hình thương mại điện tử bạn đã biết hay chưa? Cùng chúng tôi điểm qua nhé.
Hãy nhìn lại cách mà các bạn mua sắm hàng hóa vào mười năm trước như thế nào.
Bạn mua thức ăn, mua quần áo ở đâu? bạn nhận đồ thiết yếu như thế nào? bạn làm thế nào để dễ dàng sở hữu món đồ mà mình thích thú? Bạn làm gì khi mua những món đồ ấy khi quỹ thời gian của bạn hạn hẹp?
Các doanh nghiệp thương mại điện tử đã làm thay tự duy mua hàng và các chúng ta mua sắm hiện nay.
Vào năm 2013 thương mại điện tử chiếm 6% doanh số bán lẻ tại Mỹ và con số này đã tăng lên 9% vào năm 2017 và các chuyên gia dự đoán rằng năm 2021 còn số này sẻ lên 14% trong tổng số giao dịch mua tại Mỹ.
Ngày này việc biến ý tưởng kinh doanh của bạn ngày càng trở lên dễ dàng hơn nhờ có thương mại điện tử.
Trong khi nhiều công cụ mới được ra đời. Nếu bạn muốn đổi mới đặt kỳ vọng của mình bạn cần phải xác định hình thức kinh doanh của mình và xác định đổi mới nó.
Trong bài viết này Bán Hàng Đa Kênh sẻ nói về các mô hình thương mại điện tử và một số ví dụ về các nhà đổi mới và các nguyên tắc đổi mới trong thương mại điện tử.
4 mô hình kinh doanh thương mại điện tử truyền thống.
Khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử sẽ rơi vào một trong 4 mô hình này.
Mỗi người đều có cơ hội và thách thức khác nhau, các doanh nghiệp cũng làm trong một vài các mô hình này trong cùng một lúc.
Hãy hãy suy nghĩ và nhận ra rằng mô hình nào sẽ phù hợp với bạn.
B2C – Doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Mô hình kinh doanh B2C là mang sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng cuối cùng của họ. B2C là phương pháp tiếp cận phổ biến nhất nên nó sẽ có nhiều phương pháp tiếp cận đặc biệt khác nhau.
Hãy biết rằng bạn mua sản phẩm như quần áo giầy dép các đồ dùng điện gia dụng trong cửa hàng trực tuyến với tư cách là người tiêu dùng đều được coi là hình thức B2C.
Quá trình ra quyết định mua hàng B2C so với B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) luôn nhanh hơn đặc biệt là những sản phẩm có giá trị tương đối thấp.
Ví dụ: bạn mua một cây vợt cầu lông, một bộ quần áo quyết định mua hàng sẻ nhanh hơn nhiều so với công ty muốn mua một dịch vụ cung cấp internet, cung cấp cafe cho nhân viên.
Do quá trình bán hàng ngắn hơn thời gian bán hàng nhanh hơn các doanh nghiệp B2C thường chi ít tiền marketing để bán hàng hơn nên giá trị đơn hàng trung bình sẻ ít hơn so với giá trị đơn hàng định kỳ của các doanh nghiệp B2B.
B2C không chỉ kinh doanh các loại sản phẩm mà còn có cả dịch vụ.
Với sự phát triển hiện nay các ứng dụng và công nghệ nhất là trên điện thoại ngày một phát triển từ đó sẻ có các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho mọi người.
Ví dụ: dịch vụ nghe nhạc có bản quyền trên Zing mp3.
Dịch vụ xem phim bản quyền Netflix.
B2B – Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp.
Mô hình B2B là mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho doanh nghiệp khác, đôi khi người mua là người dùng cuối, nhưng thường là mua đi bán lại cho người tiêu dùng.
Thường các giao dịch B2B thường có thời gian bán hàng dài hơn, nhưng trị giá của đơn hàng thường cao và thường có nhiều lần mua hàng định kỳ hơn.
Với sự thay đổi của thị trường hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tạo ra chỗ đứng của mình bằng cách đưa doanh nghiệp của mình lên sàn thương mại điện tử, nhằm mục đích cải thiện doanh số của mình mục tiêu của mình trong thị trường ngách.
Vào năm 2020, gần một phần hai số lượng người mua B2B là thế hệ trẻ gần gấp đôi so với năm 2012. Khi những giao dịch mua bán trở nên dễ dàng nhờ sự phát triển của thương mại điện tử.
Ví dụ các sàn thương mại điện tử B2B.
Amazon.com, alibaba.com, taobao.com
C2B – Người tiêu dùng đối với doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh C2B cho phép người tiêu dùng mua bán hàng hóa và dịch vụ cho các công ty.
Các mô hình thương mại điện tử hiện nay thường cho phép người tiêu dùng thiết lập cửa hàng của mình và bán hàng hóa sản phẩm của mình từ đó khi thấy sản phẩm này có giá cả tốt và doanh nghiệp đang cần thì doanh nghiệp sẽ mua hàng, một website nào đó có thể cho phép khách hàng đăng những kỹ năng nghề nghiệp của mình từ đó doanh nghiệp có thể yêu cần công việc mà công ty muốn hoàn thành ví dụ như mô hình thuê các dịch giả tự do.
C2B có lợi thế cạnh tranh so với các mô hình thương mại điện tử khác là có giá cả rẻ.
C2B người tiêu dùng có quyền tự đặt giá cả hàng hóa của mình hoặc các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau thông qua hình thức đấu giá để đáp ứng nhu cầu của họ.
Hiện nay mô hình này được sáng tạo bằng cách kết nối các công ty với người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để marketing cho sản phẩm của họ.
C2C – Người tiêu dùng với người tiêu dùng.
Mô hình kinh doanh C2C hay còn gọi là thị trường trực tuyến kết nối người tiêu với nhau để có thể trao đổi hàng hóa dịch vụ thường có lợi nhuận bằng cách tính phí giao hàng hoặc bằng phí đã niêm yết.
Người dùng thường mua bán với nhau thông qua mạng xã hội đi đầu là Facebook, hiện nay với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử người tiêu dùng cũng thông quá đó để trao đổi hàng hóa của mình.
Mô hình C2C được hưởng lợi bằng sự tăng trưởng của mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử nhưng cũng phải đối mặt với thách thức là hàng hóa không được kiểm soát chặt chẽ hàng giả và giao hàng khác với chức năng sử dụng hàng hóa đang diễn ra và hậu quả gây ra có một bộ phận người tiêu dùng có tâm lý sợ mua hàng trực tuyến.
Các mô hình thương mại điện tử mới hiện nay.
Dropshipping
Một trong các mô hình thương mại điện tử đang được phát triển hiện nay là dropshipping.
Dropshipping thông thường bán các mặt hàng được thực hiện bởi bên thứ ba người bán là người kết nối người mua với bên thứ ba đó bằng tên và thương hiệu của mình từ đó bên thứ ba bán được hàng người kết nối sẻ nhận lại được tiền lãi là phí chênh lệch mà người kết đã đăng lên.
Nói chung dropshipping gói gọn trong ba bước:
- B1: Tìm nhà cung cấp
- B2: xây dựng cửa hàng của mình trên website hoặc cá trang thương mại điện tử.
- B3: bắt đầu bán hàng hoặc các công việc liên quan đến bán hàng như marketing.
Bán buôn.
Trong mô hình bán buôn là một nhà bán lẻ bán sản phẩm với số lượng với mức chiết khấu hấp dẫn.
Bán bán truyền thông là hoạt động B2B, nhưng nhiều nhà bán lẻ cung cấp thẳng cho khách hàng tiêu với mức giá hấp dẫn.
Như vậy có những lợi ích người tiêu người tiêu dùng mua được sản phẩm với mức giá rẻ, người tiêu dùng có chung nhu cầu với nhau có thể hợp tác để mua số lượng lớn.
D2C – Trực tiếp đến người tiêu dùng.
D2C là mô hình kinh doanh trực tiếp sản phẩm dịch vụ đến tay khách hàng mà không thông qua một trung gian nào hình thức phân phối, phân phối thông qua website, các trang thương mại điện tử của chính doanh nghiệp.
D2C có những lợi ích:
- Tiết kiếm rất nhiều về nhân lực và thời gian trong khi hàng hóa có thể đến trực tiếp tới tay người tiêu dùng tại sao phải qua trung gian đại lý.
- Giảm thiểu được hàng giả có được tệp khách hàng một cách trực tiếp từ đó khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp được thu hẹp và những nhu cầu mong muốn của khách hàng đến trực tiếp với doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có thể sửa đổi và phát triển sản phẩm của mình một cách tốt nhất.
Phần kết
Chúng tôi đã đề cập đến các mô hình thương mại điện tử truyền thống và mới hiện nay.
Chúng tối nói về những vấn đề mà bạn muốn tìm ra câu trả lời.
Và hơn hết chúng tôi mong muốn đem lại thêm kiến thức đến với các bạn cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này.
Xem thêm: